Nhân việc Tỉnh ủy Nghệ An, nhận ra sai lầm của mình, phục hồi danh dự cho ông Thái Doãn Tiên, tôi Thái Doãn Hiểu lập một đàn tràng giải oan, tẩy oán chiêu tuyết cho thân phụ tôi, mục đích là để ngăn chặn những sai lầm ấu trĩ của giới lãnh đạo đã và sẽ xẩy ra nhỡn tiền và tương lai.
Chương 17 hồi ký "Âm vang của tiềm thức " đã được hơn chục tờ báo mạng đăng tải, đã được bạn đọc bốn phương đồng cảm sẻ chia bằng những giọt nước mắt đằm thắm khóc thương cho một kiếp người chồng chất oan khiên. Suốt tháng qua, tôi nhận được hàng ngàn thư từ, commen. Vì bệnh nên không thể trả lời riêng từng người được, xin
đa tạ chung tấm lòng bè bạn chí cốt ở đây.
THÁI DOÃN HIỂU cẩn bái....
Giao lưu cùng tác giả
Thân phụ tôi.
Thân phụ tôi đã đăng :
*
Thưa anh Trần Huy Thuận.
Có lẽ cảm mối tình phụ tử tình thâm của cha con chúng tôi, anh đã bỏ công điện tử hóa sách bài Phụ thân tôi.
Quá đẹp. Trên cả tuyệt vời. Xin được nắm bàn tay anh, cảm ơn anh.
Tôi cũng xin gửi tới bạn bè thân hữu của Thái Doãn Hiểu thành tựu này trong in ấn báo mạng.
*
Anh ơi, bài về Cụ hay, cảm động và hoành tráng lắm. Em đăng ở đây.
Nguyễn Trọng Tạo
Thái Doãn Hiểu thân mến ! Thì ra là như thế. Đọc xong 'Thân phụ tôi' mới vỡ òa ra là đến nông nỗi như thế ! Trước hết tôi thành tâm xin nhờ bạn thắp dùm thay tôi nén nhang lên bàn thờ để tôi được bày tỏ nỗi lòng mình THƯƠNG CẢM-KÍNH TRỌNG đối với cụ Tiên !
Còn....Thái Doãn Hiểu ơi! Làm sao mà “Chuyện bây giờ” mới kể đến làm vậy. Ông Cụ là Người cộng sản bậc tiền bối.....Tôi vừa rồi mới nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng. Đọc bài viết của Bạn lòng tôi tan loãng ra … Tôi thành thật chia xẻ nỗi niềm này với bạn. Bài viết này trong phạm vi gia đình thì Bạn quả đã là một người con BẬC ĐẠI HIẾU trong lòng tôi.
Lê Xuân Kích
Em Chúc trước tiên xin kính chúc mừng anh đã xây được VƯỜN VĂN mới. Em kính mong chủ trang Thái Doãn Hiểu an bình trong cuộc sống cũng như sức khỏe để chăm chút khu vườn của mình cho ra đều trái thơm (dù vị có đắng hay ngọt ). Cả chiều nay em đọc bài THÂN PHỤ TÔI trên trang NTT . Em thật xúc động và đ/ t đến anh . Em không biết dùng từ gì để thể hiện sự thành kính của em đến Cụ. Cho phép em được tỏ lòng thành kính đến vong linh Cụ. Nhưng mà anh ơi , đọc đến đoạn cải cách của g/đ anh khiến em rưng rưng vì em nghĩ đến g/đ em , đến bố em . Dù bố em chỉ là nông dân có chút ruộng cũng là đ/v cộng sản mà còn bị đấu tố hàng tuần, bị đổ oan (mà toàn là cháu cùng họ thôi ) thiếu chút nữa bố em tự tử đấy (em nghe kể thế) Chuyện dài lắm khi nào anh em gặp nhau sẽ chuyện nhiều anh nhỉ .Nhà ngói 7gian còn không anh ? em tiếc ngôi nhà ấy nếu nó mất đi...Thế anh nhé. Em kính chúc anh chị thật khỏe. Em Đồng thị Chúc.
Đồng Thị Chúc
Cám ơn chú đã viết bài rất hay tưởng nhớ ông nội. Cháu đọc mà khóc ròng, xúc động quá. Chú ạ. Chú khắc họa chân dung ông thật tuyệt vời! Cháu thích nhất là đoạn viết về rừng Hậu trạch..Thương ông quá.
Phương Lan
Thái hiền đệ,
Cám ơn những việc làm mới sau hồi phục. Cám ơn bài "Thân Phụ Tôi" trích trong Hồi ký chưa in.
Cha tôi có năm tháng gần với thân phụ hiền đệ : 1904-1987. Một câu chuyện khác, vào dịp khác. Tôi ước mơ viết được ít trang về Người, nhưng 75 tuổi rồi vẫn lang bang mãi.
"Thân Phụ Tôi" đối với tôi, chưa tìm được ngôn từ đúng hợp nhất để nói. Tạ ơn Đấng Tối Cao, đó là một trong những điều tôi đang tìm kiếm để có một cái nhìn, mà thời đó tôi cách xa, không có dịp được đi đào rau má như Thái hiền đệ.
Chỉ có điều, nhân trên con đường đi tìm LẼ THẬT mới gần đây thôi, khi tôi đã chạm tới, tôi muốn mạo muội gợi Thái hiền đệ về một khải tượng khi hiền đệ muốn chiếu xạ lên Thân phụ.
Phật không có can dự gì ở đây, cuộc đời của Phật không có nét tương đồng nào với Thân Phụ hiền đệ cả. Đó là hình ảnh của Chúa Cứu Thế với Cây Thập Tự Ngài mang trong đại mạng lệnh cứu rỗi Nhân Loại. Khải tượng đó sát đúng với Thân phụ hiền đệ hơn.
Tôi biết vì sao hiền đệ dùng khải tượng Phật, và cảm hứng nào để viết lên những dòng cuối chí cốt của chương này. Đó là do Học thuật, trí tuệ, kho tàng hiểu biết về Phật, tâm thức truyền thống của hiền đệ thôi. Hình như còn một khoảng cách xa, nhưng cực kỳ đơn giản : hiền đệ chưa biết đến Chúa Cứu thế, con của Đức Chúa Trời, Đấng tạo nên vũ trụ và muôn vật muôn loài ngày này. Người mà sự ra đời đã đã trở nên cái mốc chia đôi lịch sử nhân loại ra làm hai phần : trước và sau Công nguyên.
Hiền đệ yêu quý ơi !
Cám ơn nhiều lắm. Mình sẽ down để lưu bài này biệt ra một file riêng.
Bùi Huy Phác
Em ngồi đọc lặng đi vì những gì về CỤ. Em cũng chịu oan khuất nên càng đọc càng thấy buồn chán.
Bùi Kim Anh
Thân gửi : anh Thái Doãn Hiêủ,
NK có lời chúc mừng anh...và có lẽ đã đến lúc anh cho Xuất bản : "Toàn tập Thái Doãn Hiểu" bằng sách điện tử để cả thế giới này họ đọc ngay khi anh còn sống thì hay biết chừng nào, chả lẽ cuốn "Tùy Viên thi thoại-tân biên" vĩ đại của anh để anh em xuống âm phủ mới đọc hay sao ? Kính.
Nguyễn Khôi
Thái Doãn Hiểu và Hoàng Liên thân quý.Mình rưng rưng đọc "Thân phụ tôi"chuyện cũ của chúng ta không bao giờ quên được.Thế nhưng ta tự bằng lòng là đã làm đúng lời dạy của người, niềm mong mỏi của người và làm rạng danh người.Những điều mình làm được còn rất ít, nhưng bao giờ mình cũng tâm niệm một điều: phải sống sao khi về quê,dứng trước bàn thờ tổ tiên mình không có điều gì phải hổ thẹn. Đó chính là tâm niệm của chúng ta phải không anh? Mong được đàm đạo tâm sự nhiều.
Chúc và cầu mong hai Bạn vui.
Nguyễn Thế Quang
Bố yêu quý. Con đã đọc kỹ chương hồi ký “Thân phụ tôi” của Bố trên mạng Nguyễn Trọng Tạo. Con gửi Bố một vài cảm nhận cá nhân.
Đầu tiên con cảm ơn Bố đã viết bài thật cảm động về ông nội của chúng con. Qua những hồi ức sâu đậm của Bố, con thấy và hiểu rõ hơn về cuộc đời và phương châm sống của Ông. Ông là ông Tiên giữa đời thường, một con rồng không phùng thời loạn thế nhưng suốt đời thực hành nhân nghĩa. Ông là tấm gương sáng và để lại nhiều phúc đức cho con cháu.
Về phương diện văn học, con thích cách kể chuyện lôi cuốn và miêu tả sống động của Bố. Ngoài trọng tâm chính về Ông và cảm nhận của mình, bài viết đã chuyển tải nhiều thông điệp mang tính thời sự lẫn tính nhân văn vĩnh cửu. Con thích đoạn lấy ơn cứu oán, thấy được mâu thuẫn nội tại trong Ông qua mô tả lời nói và cử chỉ nhưng cuối cùng đức nhân đã thắng thế thể hiện qua hành động cứu con kẻ đã từng làm hại mình.
Đọc bài con vỡ lẽ tại sao Ông có nhiều ảnh hưởng lớn đến Bố, có lẽ cũng ảnh hưởng nhiều đến con. Con nhớ một từ Bố nói Ông hay dùng: sống “hẳn hiên”, nghĩa là sống cho đàng hoàng tử tế? Vâng, đương nhiên rồi: “nhân nghĩa trân tàng bất hoán phương”. Thêm vào đó, cha con mình thừa hưởng tính yêu thích học thuật và sự uyên bác của Ông. Đó cũng là cách thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trong công việc của mình.
Con đã chia sẻ bài viết của Bố trên trang facebook cá nhân và được một số bạn thân yêu thích bài. Con đã viết mở đầu thế này: “Không ngờ ông nội ảnh hưởng nhiều đến cha tôi như vậy! Liệu 25-30 năm sau tôi có thể có nhiều ký ức sâu đậm về cha mình như vậy ko?”. Con tin là có nhiều nhưng không chắc có thể viết hay và cảm động như vậy.
Con chúc Bố tinh thần thép và sự bền bỉ để thích nghi và chống chọi được bạo bệnh để có thể hoàn tất những dự định của mình.
Thái Doãn Hoàng Cầu
Còn....Thái Doãn Hiểu ơi! Làm sao mà “Chuyện bây giờ” mới kể đến làm vậy. Ông Cụ là Người cộng sản bậc tiền bối.....Tôi vừa rồi mới nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng. Đọc bài viết của Bạn lòng tôi tan loãng ra … Tôi thành thật chia xẻ nỗi niềm này với bạn. Bài viết này trong phạm vi gia đình thì Bạn quả đã là một người con BẬC ĐẠI HIẾU trong lòng tôi.
Em Chúc trước tiên xin kính chúc mừng anh đã xây được VƯỜN VĂN mới. Em kính mong chủ trang Thái Doãn Hiểu an bình trong cuộc sống cũng như sức khỏe để chăm chút khu vườn của mình cho ra đều trái thơm (dù vị có đắng hay ngọt ). Cả chiều nay em đọc bài THÂN PHỤ TÔI trên trang NTT . Em thật xúc động và đ/ t đến anh . Em không biết dùng từ gì để thể hiện sự thành kính của em đến Cụ. Cho phép em được tỏ lòng thành kính đến vong linh Cụ. Nhưng mà anh ơi , đọc đến đoạn cải cách của g/đ anh khiến em rưng rưng vì em nghĩ đến g/đ em , đến bố em . Dù bố em chỉ là nông dân có chút ruộng cũng là đ/v cộng sản mà còn bị đấu tố hàng tuần, bị đổ oan (mà toàn là cháu cùng họ thôi ) thiếu chút nữa bố em tự tử đấy (em nghe kể thế) Chuyện dài lắm khi nào anh em gặp nhau sẽ chuyện nhiều anh nhỉ .Nhà ngói 7gian còn không anh ? em tiếc ngôi nhà ấy nếu nó mất đi...Thế anh nhé. Em kính chúc anh chị thật khỏe. Em Đồng thị Chúc.
Chúc và cầu mong hai Bạn vui.
Hay !
Hải Yến
Cảm động quá anh Thái Doãn Hiểu ơi!
Đỗ Duy Văn
Tình cha con của tác giả thật cảm động. Thật đáng thương, bố mất mà không có tiền về chịu tang. Bài này diễn tả nỗi “nhọc nhằn, đau xót” của dân tộc đã phải chịu đựng, nhưng buồn nhất là chính chúng ta tạo ra thảm trạng đó. Gà cùng một mẹ đá nhau te tua. Ôi chao ! Thương dân tộc ta quá !!!!
Phó Ngọc Anh
Qua cuộc đời làm hai chức phận cao quí thầy giáo, thầy thuốc của một người dân bình thường cùng với số phận của những người trong dòng họ Thái Doãn đã khái quát lịch sử Việt Nam từ khi có Đảng đến nay. Câu chuyện của tác giả cho chúng ta nhiều suy ngẫm về nhân tình thế thái. Lâu nay đọc bài của tác giả trên blog này tôi nhận được những kiến thức văn học uyên bác, mong rằng qua hồi ký của mình GS sẽ cho độc giả thấy rõ thêm những góc khuất của lịch sử thông qua số phận của một gia đình, dòng họ. Cảm ơn Nhà nghiên cứu Thái Doãn Hiểu.
Tô Lê Sơn
Anh Thái Doãn Hiểu kính mến
Đọc Thân phụ tôi của anh, rất xúc động. Hiểu thêm về dòng họ Thái Doãn, cảm phục nhân cách của Cụ Thái Doãn Tiên, và hiểu thêm về thời "đã qua"... Hiện nay NBĐ đang bị trục trặc kỹ thuật chưa vào để đưa bài lên được. Khi nào khắc phục xong, bọn em sẽ đưa bài lên... Chúc anh và gia đình mọi sự tốt lành
Châu Hồng Thủy
Thật tuyệt vời anh Hiểu ơi! Cuốn sách đã đem đến cho cả thế giới nhận diện một con người sống trong xã hội đầy biến thiên của lịch sử. Xin một nén tâm nhang kính cẩn dâng lên cụ.
Chúc anh chị khỏe, Hạnh phúc
Nguyễn Lâm Cẩn
Thật đặc biệt anh Hiểu ơi, tôi là fan hâm mộ những bài viết của anh từ hơn chục năm này, nhưng không có dịp và cả không dám làm quen! Được anh … nhờ, tôi xin làm luôn. Cám ơn anh nhiều.
Anh có một người cha thật tuyệt vời.
Trần Huy Thuận
Mấy ngày cháu bận quá biết có bài Thân phụ tôi (Trích chương 17 ÂM VANG CỦA TIỀM THỨC, hồi ký) của Bác nhưng chưa đọc được. Hôm nay ngồi đọc bài của Bác quả thực là hay thật. Nói như anh Hoàng Cầu "Liệu 25-30 năm sau tôi có nhiều ký ức sâu đậm về cha mình như vậy ko?" Quả thực Bác có trí nhớ tuyệt vời về một thời đã qua, nhưng qua đó cũng khẳng định Ông Thái Doãn Tiên đã có ảnh hưởng sâu sắc đến đại gia đình ta và đặc biệt là Bác.
Chúc mừng Bác. Chúc mừng tinh thần và bài viết xuất sắc của Bác. Với cách sống "Hẳn hiên" mà ông Thái Doãn Tiên truyền dạy cháu rất tâm đắc phải học tập suốt đời.
Giữ gìn sức khỏe Bác nhé. Cảm ơn Bác.
Thái Doãn Việt
Anh Hiểu quí mến. Trong cải cách, trước khí thế sôi sục của quần chúng cùng với sự quyết tâm " xuống tay " vì căm thù bọn địa chủ đến xương tủy của các ông đội, của các ông bà cốt cán thì đến sắt cũng phải chảy ra thành nước, nói gì đến máu người. Máu người hồi đó rất rẻ. Lạ là toàn những người một lòng một dạ theo kháng chiến phải " đền tội ".
Từ đó trôi đi đã trên 50 năm, chưa một vị nào công khai xin lỗi dân tuy vẫn phải thừa nhận chúng ta có sai lầm rằng do thế này, do thế khác...Vết thương trong lòng dân tộc vẫn còn đó.
Em nghĩ bác nhà dù sao cũng đã mỉm cười nơi cõi vĩnh hằng vì đã được minh oan. Nhưng còn bao nhiêu trường hợp khác vẫn còn phải ngậm cười nơi chín suối. Em xin chia sẻ với anh đã công khai sự thật như một lát cắt với thế cuôc trong " thân phụ tôi ".
Chúc anh cùng chị Liên sức khỏe và tự tại cùng nhiều sự tốt lành.
Lê Đăng Kháng
Thân gửi Anh Hiểu.
Em đã đọc bài “Thân phụ tôi” của Anh đăng trên trang Nguyễn Trọng Tạo. Cảm động quá. Em xin nói ngay: Chắc thân phụ Anh là bạn tù của ông ngoại em. Ông ngoại em tên là Chu Đình Hoan, đảng viên Đảng cộng sản Đông dương năm 1930. Năm 1931 bị bắt và bị xử 5 năm tù giam, bị tịch thu tài sản.
Không hiểu chúng nó tra tấn thế nào mà ra tù, ông em bị ốm nặng. Gia đình phải phục thuốc Bắc đến hơn một năm ròng, ông em mới đi lại được. Nhưng đi còng, hơi bị lệch. Có lẽ vì thế mà ông em không thoát li được. Ông em lại tiếp tục dạy chữ Nho tại nhà.
Ông em vốn là một ông giáo chữ Nho, dạy các khóa sinh chứ không chỉ ở mức “ông đồ”.. Bà con trong làng gọi ông bà em là ông Giáo, bà Giáo. Có ai hỏi ông giáo gì thì được trả lời là ông Giáo Hoan.
Bà em là một phụ nữ cực kì siêng năng. Bà tần tảo nươi 5 người con, 3 trai 2 gái. Mẹ em là con thứ hai của ông bà em. Cậu út em tên là Chu Học Hiệu , giảng dạy ở trường ĐHSP Vinh nói có biết Thái Doãn Hiểu.Người cậu kế sau mẹ em là Liệt sĩ, hi sinh tại chiến trường Lào năm 1953.
Thế mà năm năm 1955, khi đội CCRĐ về ở Nghệ Tĩnh, nhà ông ngoại em bị quy là địa chủ, ông em bị vu cáo là đảng viên Quốc dân đảng chui vào Đảng ta để phá đảng.Ông em quá phẫn uất nên ngày mùng hai Tết năm đó đã treo cổ tại nhà sau khi bảo vợ con đi làm hết.
Em năm đó lớn rồi. Em sinh đầu năm Ất Đậu 1945 mà. Đã biết hô khẩu hiệu “Có khổ nói khổ, nông dân vùng lên!” “Đả đảo bọn địa chủ đại gian đại ác”, “Kiên quyết đấu gục thằng (tên một cụ nào đó bị quy là địa chủ) tại chỗ”… Em không được đi đưa tang ông em. Cả nhà chỉ được mình mẹ em đi thôi. Đi về cứ lặng lẽ thế. Đêm mới nằm khóc cha tấm tức. Mấy tháng liền, đêm nào mẹ em cũng khóc, người như con mắm.
Năm đó nhà em cũng bị quy là địa chủ.Mấy hôm trước đó, “nông dân” không cho nhà em đi họp nữa. Rồi một hôm, khoảng bảy giờ tối đêm mùa đông, 4, 5 người đến bắt cả nhà em dậy và dẫn đi . Em cũng phải đi vì khi mẹ em hỏi các cháu có phải đi không thì một ông nói 2 đứa nhỏ (là 2 em em) ở nhà, thằng ni (chỉ em) đi.. Vừa đến đầu sân họp xóm em đã nghe ai đó hô:”kiên quyết đấu gục thằng Xuân tại chỗ!”. Em run băn nhưng biết kìm nén và im như thóc.
Bố em đã đến nhà Anh nhiều lần, chắc Anh biết. Bố em bị tàn tật, hỏng một cánh tay trái vì bị ngã năm lên một tuổi.Bố em chỉ là một ông giáo làng, dậy cấp Một. Nhà em chỉ có 3 sào đất hương hỏa, 5 sào vườn và một ngôi nhà ngói to do ông em để lai mà vẫn “Lên” địa chủ đấy. Họ tịch thu hết, chỉ cho em một cái cuốc để đi mót khoai. Họ tịch thu nhà, đấy gia đình em năm người xuống ở nhà bếp khoảng 20met vuông. Đời gia đình em những năm tháng đó khổ vô cùng. Khổ lại con nhục nũa. Ra đường em luôn bị con em nông dân đánh chử Chả ai bênh em vì họ cũng sợ bị quy là “liên hệ”. Thôi, em không nói nhiều nữa.
Vừa rồi bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh gọi cậu Chu Học Hiệu em lên và họ trao cho quyết định công nhận như của cụ nhà anh ấy. Câu em ôm quyết định khóc ầm lên ngay tại đó vì không thẻ kìm chế được. Về nhà cậu em mua khung kính, lồng quyết định ấy vào và để lên bàn thờ gia tiên. ÔNG NGOẠI EM MẤT OAN UÔNG QUÁ nhưng cũng để lại cho đời 3 đứa con trai là đảng viên, 4 đứa cháu ruột là quân nhân vào Nam đánh giặc và cũng là đảng viên đấy Anh a. CCRĐ đảng nhận là sai lầm lớn. Tuy vậy, đoàn cố vấn thì phởn phơ lắm vì chúng đạt được mục tiêu. Anh có thấy oái oăm không?
Mỗi lần chúng ta áp đặt rập khuôn đường lối cách mạng của Tàu thì y như là dân tộc phải hứng chịu những thảm họa: Cải Cách Ruộng đất, Nhân văn Giai phẩm, Xét lại xét đi…. Thiên hồi ký này không làm cái việc chỉ trích hay phê phán mà là để cảnh báo, cảnh tỉnh… coi chừng những sai lầm ấu trĩ sẽ lặp lại trong tương lai !
Từ Anh Tuấn
Anh Bắc Phong thân kính,
Cám ơn Anh đã cho lên bài của tôi trên trang nhà (8/8/13). Cũng cùng ngày tôi được đọc tuyệt phẩm THÂN PHỤ TÔI của nhà văn Thái Doãn Hiểu, một sự trùng hợp cũng đề cập đến chính sách CCRĐ một thời.
Điều tôi muốn nhờ Anh trong tư cách chủ biên xin chuyển đến tác giả đã viết về cuộc đời oan khuất của cha mình bằng một lối văn đầy lòng nhân ái gây xúc động mạnh mẽ trong lòng người đọc và riêng tôi cũng xin nghiêng mình cảm phục một tấm gương sáng chói về đạo đức và nghiệp vụ của một người vừa là thầy giáo vừa là thầy thuốc, thân phụ đáng kính của nhà văn. Hi vọng có dịp sẽ được đọc nguyên tập Hồi ký khi ra mắt.
Đỗ Xuân Tê
Cám ơn anh Hiểu. Bài viết về cụ thân sinh của anh rất hay. Chắc dưới suối vàng cụ rất cảm kích và tự hào có người con trai hiếu thảo giỏi giang đến thế.
Trần Mạnh Hảo
Rất hoan nghênh anh Hiểu. Qua câu chuyện về thân phụ anh, người đồng tộc của tôi - bác Tiên, bạn bè biết được rất nhiều, không những được bồi bổ về tri thức xã hội, mà còn được nâng cao tình cảm do tính nghệ thuật cao của tác phẩm.
Anh viết nhẹ nhàng, sâu cay, chân thật. Bản thân sự việc, tức là sự thật khách quan tự nó giới thiệu con người và xã hội trong tác phẩm. Tác giả không phô bày khuynh hướng một cách thô lậu (hoặc là chửi bới ầm ỹ hoặc là tâng bôc lên mây). Ví dụ: sánh Bác với 2 con rồng là bắt đầu có hướng nâng cao, anh liền có một đoan nói đó là rồng đất, rồng lươn, như vậy càng tránh được sự bốc cụ lên mà bản chất của cụ hiển hiện ở những trường hợp như sự ứng xử với tên dã thú "cu Minh". Đoạn này rất hay, đặc biệt là câu cụ trả lời tên Minh.
Một tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị là ở chỗ thông qua hình thức nghệ thuật đặc trưng (ngôn ngữ, màu sắc , âm thanh,...), đem lại cho người ta những cảm xúc thẩm mỹ mạnh mẽ, sâu sắc chân thành, dầu đối tượng của tác phẩm là cái ác hay cái thiện.
"Thân phụ tôi" đã đem lại những hiệu quả thẩm mỹ như trên, do đó nó là một tác phẩm văn học có giá trị cao. Nếu có thì giờ tôi có thể viết hàng chục trang .Nhưng hiện tôi quá bận xin hẹn dịp khác có thể là khi anh công bố toàn bộ.
Xin hỏi một câu: - phần hư cấu nhiều không?, mấy %
Xin kiến nghị 2 điểm:
+Sớm công bố toàn tác phẩm
+Tiếng Nghệ cũng được, đối với người Nghệ có vị đặm đà, nhưng người vùng khác hơi bị sạn. Nên giảm bớt và có chú thích.
GSTS Phan Đăng Nhật
NHỚ ÔNG NỘI
(Kính viếng hương hồn ông nội)
Từ ngày Ông biệt thế gian,
Thấm thoắt cũng đã hai lăm năm rồi.
Linh hồn Ông, chẳng xa rời
Trong tim cháu, Ông rạng ngời tinh anh.
Cuộc đời Ông, sáng long lanh ,
Bụi trần nhân thế biến thành hư vô.
Bầy nhặng xanh, lũ ma cô
Không sao vấy bẩn hóa tro Ngọc Rồng.
Thời cuộc điên đảo bão dông,
Ông Tiên của cháu một lòng nghĩa nhân.
Tài lành đức độ cứu dân,
Ân cần chăm chút người thân tháng ngày.
Ông thay cha, Ông làm thầy…
Ông thành bạn lũ thơ ngây- cháu mình.
Là nguồn vui sống gia đình,
Ông là tất cả… bóng hình tuổi thơ.
Đời Thực, Ông gieo Ước Mơ,
Dạy con bảo cháu Dệt Thơ dâng đời.
Nhớ Ông ! Nhớ lắm Ông ơi!
Nhớ Ông ! Cháu nhớ khoảng trời Thần Tiên !
9 giờ 30 ngày 11/ 8/ 2013
Cháu gái của ông:
Thái Thị Kim
Em đã đọc bài “Thân phụ tôi” của Anh đăng trên trang Nguyễn Trọng Tạo. Cảm động quá. Em xin nói ngay: Chắc thân phụ Anh là bạn tù của ông ngoại em. Ông ngoại em tên là Chu Đình Hoan, đảng viên Đảng cộng sản Đông dương năm 1930. Năm 1931 bị bắt và bị xử 5 năm tù giam, bị tịch thu tài sản.
Không hiểu chúng nó tra tấn thế nào mà ra tù, ông em bị ốm nặng. Gia đình phải phục thuốc Bắc đến hơn một năm ròng, ông em mới đi lại được. Nhưng đi còng, hơi bị lệch. Có lẽ vì thế mà ông em không thoát li được. Ông em lại tiếp tục dạy chữ Nho tại nhà.
Thế mà năm năm 1955, khi đội CCRĐ về ở Nghệ Tĩnh, nhà ông ngoại em bị quy là địa chủ, ông em bị vu cáo là đảng viên Quốc dân đảng chui vào Đảng ta để phá đảng.Ông em quá phẫn uất nên ngày mùng hai Tết năm đó đã treo cổ tại nhà sau khi bảo vợ con đi làm hết.
Em năm đó lớn rồi. Em sinh đầu năm Ất Đậu 1945 mà. Đã biết hô khẩu hiệu “Có khổ nói khổ, nông dân vùng lên!” “Đả đảo bọn địa chủ đại gian đại ác”, “Kiên quyết đấu gục thằng (tên một cụ nào đó bị quy là địa chủ) tại chỗ”… Em không được đi đưa tang ông em. Cả nhà chỉ được mình mẹ em đi thôi. Đi về cứ lặng lẽ thế. Đêm mới nằm khóc cha tấm tức. Mấy tháng liền, đêm nào mẹ em cũng khóc, người như con mắm.
Năm đó nhà em cũng bị quy là địa chủ.Mấy hôm trước đó, “nông dân” không cho nhà em đi họp nữa. Rồi một hôm, khoảng bảy giờ tối đêm mùa đông, 4, 5 người đến bắt cả nhà em dậy và dẫn đi . Em cũng phải đi vì khi mẹ em hỏi các cháu có phải đi không thì một ông nói 2 đứa nhỏ (là 2 em em) ở nhà, thằng ni (chỉ em) đi.. Vừa đến đầu sân họp xóm em đã nghe ai đó hô:”kiên quyết đấu gục thằng Xuân tại chỗ!”. Em run băn nhưng biết kìm nén và im như thóc.
Vừa rồi bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh gọi cậu Chu Học Hiệu em lên và họ trao cho quyết định công nhận như của cụ nhà anh ấy. Câu em ôm quyết định khóc ầm lên ngay tại đó vì không thẻ kìm chế được. Về nhà cậu em mua khung kính, lồng quyết định ấy vào và để lên bàn thờ gia tiên. ÔNG NGOẠI EM MẤT OAN UÔNG QUÁ nhưng cũng để lại cho đời 3 đứa con trai là đảng viên, 4 đứa cháu ruột là quân nhân vào Nam đánh giặc và cũng là đảng viên đấy Anh a. CCRĐ đảng nhận là sai lầm lớn. Tuy vậy, đoàn cố vấn thì phởn phơ lắm vì chúng đạt được mục tiêu. Anh có thấy oái oăm không?
Trần Mạnh Hảo
12 nhận xét từ xuandienhannom.com:
“Khi bọn đầu trâu mặt ngựa đi khỏi, tôi dùng nước thấm vào băng niêm phong mở cửa vào nhặt bức hình chân dung cha tôi. Tôi ôm vào ngực, lòng dào lên nức nở. Đứng trước phòng ngủ đêm qua của cả nhà ấm cúng là thế nay thuộc kẻ khác rồi mà cám cảnh trời đất. Về sau, tôi đã bảo vệ bức hình cha tôi cẩn thận, dùng kỹ thuật hiện đại phục chế nó hoàn hảo hôm nay mới có đăng kèm theo bài này như bạn đọc thấy đấy”
Thưa ông Thái Doãn Hiểu ! Ông không cần thành danh ! Ông đã thành Nhân ! Văn phong của ông tôi thấy nó có thấp thoáng cái bóng bồ tát của người cha của ông ! Chỉ vỏn vẹn có một chương 17 Âm Vang Của Tiềm Thức. Tôi tưởng vừa làm cuộc hành trình xuyên qua nỗi đau khổ dài và dai dẳng của kiếp người ! Trời ơi ! Địa ngục ở đâu xa! Địa ngục ở chương 17 AVCTT nầy đây ! Trời ơi, ngày xưa tôi xem phim Doctor Zivago tôi đã khóc ! Nhưng nhân vật Zivago nầy không thống khổ không bằng cha của ông ! Vợ của Zivago chỉ cặm cụi lao động trong một công trường của Liên Xô và chỉ nhớ thương trông ngóng chồng về thôi . Mẹ của ông thì ở bên cạnh cha của ông, mở to 2 con mắt để chứng kiến cảnh đoạn trường dồn dập như giông tố đổ ập xuống gia đình của ông !
Tôi tưởng tượng giờ nầy cha của ông đang ở một cõi nào đó, mặt đồ trắng và ngồi giảng cho những ông Lênin, ông Stalin, ông Mao Trạch Đông, ông Hồ Chí Minh… tư tưởng nhà Phật, Lão, Chúa, Khổng v.v...Khi nào cha của ông cải tạo được họ thì mới cho họ lên đầu thai !
Kính
Duy Thức
Thưa anh Hiểu. Tôi kém anh 4 tuổi và sinh ra bên dòng sông Giăng đổ vào Lam giang nên tôi rất xúc động khi đọc dẫu chỉ 1 chương trong hồi ký của anh . Tôi thật sự thấm thía với những dòng đối thọa giữa Cụ và anh: Cuộc cách mạng mà con gọi là long trời lở đất đó đã giáng một đòn chí tử vào xương sống đạo lý, tín nghĩa dân tộc được thiết lập xây đắp hàng nghìn năm, nó tiêu diệt những đầu óc biết làm ăn và quản lý kinh tế ở nông thôn và thành thị, nó triệt hết trí thức hiền tài nguyên khí của quốc gia. Không hiểu làm sao người ta lại dại dột chọc tay vào mắt mình” “ – Cách mạng là phản cách mạng – ông Mabớp triết gia Pháp đã nhận xét về những cuộc cách mạng tư sản như vậy đấy”.
Nguyễn Văn Năng
Chao ôi! Sao câu chuyện này giống ở quê tôi thế! Chẳng lẽ khắp miền Bắc khi ấy trong cảnh này ư? Không phai chỉ một người bị quy oan khổ mà con cháu họ phải tủi nhục cả 3 đời, không ngóc đầu lên được. Hậu quả tồi tệ về kinh tế xã hội là không tính hết được và đến nay nhân dân ta vẫn phải gánh chịu. Những người là tác giả thảm kịch này không hề ân hận dù đã từ lâu lãnh tụ của họ đã gạt lệ xin lỗi quốc dân đồng bào. Nếu ai là nạn nhân của chủ nghĩa lý lịch thì hẳn biết những tờ thẩm tra lý lịch mật đã phá nát biết bao nhiêu cuộc đời, kể cả hiện nay. Nếu biết lỗi thì đã không có cải tạo công thương và cấm chợ ngăn sông ở Miền Nam sau năm 1975. Tóm lại, còn đi theo thì Tàu dân ta còn khổ!
Hồ Mạnh Thát
Không thể cầm được nước mắt. Khóc cho một người con; khóc cho một người cha; khóc cho một gia đình; khóc cho một làng quê; khóc cho một đất nước. Và khóc cho những cuộc....CÁCH mạng.
Bùi Mạnh Hùng
Cám ơn tác giả Thái Doãn Hiểu đã trình bày sự thật đau lòng của gia đình, sự đồng cảm của dân mạng lề dân sẽ xoa dịu được vết thương đã lâu nhưng chưa lành của dòng họ Thái-Doãn. Mong những người cùng cảnh ngộ hãy viết lên những sự thật để ngàn đời học hỏi, trong đó không thể không nhắc đến trường hợp cụ Đặng Văn Hướng, thân phụ của Mon Petit Napoleon, con hùm xám đường số 4 Đặng Văn Việt đã bị đấu tố và chết ra sao, xin Cụ Việt viết lại để hậu sinh biết sự thật về chủ nghĩa cs, dù cụ được "bác" xin lỗi, cụ có thể tha, nhưng vì dân tộc, vì lich sử, xin cụ hãy nhắc lại, đừng cho qua đi như bọt bèo trên sông. Cả những người biết về chi tiết Đặng X. Khu đấu tố cha như thế nào, cũng cần lên tiếng để thế hệ đi sau không bị cái vòng kim cô thống trị tâm não. Mong lắm thay.
Trần Văn
Cuộc CCRĐ mấy chục năm qua do Trung Quốc cố vấn gây ra thật tàn khốc, một nỗi đau âm ỷ không nguôi, một vết nhơ trong lịch sử dân tộc, làm cho đất nước chịu một hậu quả nặng nề, nhân dân lại trở lại làm nô lệ lầm than…
Đặng Thị Hân
Có gì nghẹn ở cổ cay xè mắt mũi. Thiện tai ! thiện tai !...
Dân Nghệ
Đành rằng, bất kì một công việc gì, khi tiến hành cũng có thể mắc lỗi ở khâu nào đó. Song điều quan trọng nhất là phải có được một quan điểm gốc đúng đắn. Ở cuộc Cách mạng do những người cộng sản khởi xướng và tiến hành đã mắc phải cái sai lầm ngay từ gốc rễ, ngay từ thuở ban đầu cho tới tận bây giờ.
Ngay trong cương lĩnh sai lầm của Đảng cộng sản do Trần Phú, một người lãnh đạo còn rất trẻ tuổi và non nớt về nhận thức soạn thảo, ghi rất rõ "Trí, phú, địa, hào đào tận gốc trốc tận rễ" cho thấy rất rõ cái sai chết người này. Họ đâu biết rằng, những cái mà họ đã gắng sức "đào" và "trốc" ấy chính là tinh hoa, là cái nền tảng của xã hội, được tích tụ qua hàng ngàn đời, thế mà họ đã đào bật tung lên tất cả, chôn vùi và sỉ nhục tất cả. Xã hội được "lãnh đạo" bằng cả một guồng máy, tạo nên bởi những người có lí lịch "đẹp nhất" : bần nông, cố nông, đã không biết chữ, lại càng không biết "nghĩa". Thử hỏi một xã hội được điều hành bởi những "hạt nhân" thiếu cả chữ, thiếu cả nghĩa như thế liệu có tồn tại được không nếu chưa nói đến từ "phát triển".
Ngày nay, những người cộng sản (mang danh thôi nhé) vẫn tiếp tục sai lầm, với cụm từ "kinh tế thị trường theo định hướng XHCN". Thực ra vấn đề ở đây là gì ? đó là "cho phép" phát triển kinh tế theo các ông thầy tư bản, nhưng phải theo ông chủ Đảng cộng sản. Một cái khoa học (kinh tế thị trường) bị phong tỏa, kiểm soát bởi một cái phi khoa học, duy ý chí (cái định hướng).
Tôi cũng tin, là bản thân những người CS cũng nhận thức được sự vô lý này, nhưng bây giờ khác ngày xưa, nếu như ngày xưa những sự sai lầm này khác có thể được đổ cho một khát vọng hão huyền mang danh "Cộng sản chủ nghĩa", thì ngày nay, tôi dám chắc là không còn mấy ai tin vào cái cụm từ quái thai ấy nữa, nhưng họ cứ bám riết vào nó, trương nó ra để làm bức bình phong, làm bùa hộ mệnh, vì cái gì ? Đó là vì Quyền và Tiền, hai thứ vốn có quan hệ khăng khít và tương hỗ lẫn nhau.
Xã hội có thể vẫn chấp nhận cái thực trạng này, nhiều người vẫn có thể chấp nhận "câm miệng" để tranh thủ kiếm cơm trong những năm này để cho căn bệnh xã hội vẫn âm thầm di căn. Nhưng sẽ có một ngày nào đó, khi con người ta không còn bị ám ảnh bởi cái chữ "thoát nghèo", cùng với phút "phát bệnh" của căn bệnh ung thư ở giai đoạn cuối, khi mà tất cả mọi người đều tỉnh ngộ, thì may ra !
Lã Quốc Cường
Có đào tận gốc trốc tận rễ mới bàn giao mặt bằng cho chủ nghĩa xã hội được. Đó chính là chỉ đạo từ đệ III QT CS, chứ một Trần Phú trẻ người non dạ đã thấu hiểu gì về CS đến từng ấy. Cuộc CCRĐ cũng chính là làm sạch mặt bằng cho chủ nghĩa xã hội. Giết lầm hơn tha lầm. Xong việc rồi thì họ xin lỗi để an lòng dân . May mà sau 30/4/75, miền Nam không trải qua những cuộc đấu tố, cải cách khốc liệt như vậy, nhưng những cuộc đầy đoa các người của chế độ cũ cùng những cuộc cải tạo tư sản cũng đủ làm cho mặt bằng xã hội miền Nam bị san phẳng . Còn chút tài sản nào thì vượt biên, rút cục cũng vào tay CA hay xuống biển hết.
Minh Chiêu
Xin được tò mò hỏi bác tác giả Thái Doãn Hiểu có bà con gì với
nhà giáo Thái Doãn Ngà và bác sĩ Thái Doãn Quản (ở miền Nam) không ạ !
Xin đa tạ trước.
Mai Thị Hiền
Đọc tới đâu thấy đau đớn trong lòng tới đó các bác ạ. Nhiều chỗ tôi phải dừng lại một hồi lâu, vì đau quá chịu không nổi. Những đau khổ cả một đời người, cả một gia đình ở đây, như là điển hình của nỗi khổ đau mà toàn dân tộc chúng ta phải nếm trải! Cả dân tộc chúng ta đã phải chết lên chết xuống, đã nhiều lần thập tử nhất sinh, y như những gì cụ Thái Doãn Tiên đã phải chịu đựng trong 85 năm dương thế vậy.
Nhưng cuộc đời của cụ cũng là điển hình cho tinh thần nhân ái, hướng thiện, hiền đức một cách bền bỉ kiên cường của dân tộc ta, bất chấp mọi thử thách và nghịch cảnh. Lấy chí nhân thắng cường bạo. Lấy đạo nghĩa thắng hung tàn.
Lê Quang Đạo
Tôi nghĩ mọi người Việt thế hệ chúng ta cần ôn lại bài học này, kể cả các đảng viên ĐCSVN. Ôn lại không phải để oán trách hận thù. Ôn lại cũng không phải để tự dày vò vì mặc cảm tội lỗi, nhưng để có một tâm tình sám hối lành mạnh. Ôn lại để từ thế hệ chúng ta trở đi không bao giờ còn vấp phải sai lầm kinh khủng của thời mê muội độc ác đó nữa. Và ôn lại để mở một lối đi mới hướng về tương lai: dứt khoát tìm lại bằng được những di sản tinh thần cao quý của tổ tiên mà đã một thời ta dại dột đánh mất, và từ đó mà vượt qua quá khứ đau buồn để cùng nhau xây dựng cho thế hệ hôm nay và mai sau.
Để cho những khổ đau và xương máu của những người đi trước chúng ta không trở thành vô ích.
Đào Tương Lai
Tôi tưởng tượng giờ nầy cha của ông đang ở một cõi nào đó, mặt đồ trắng và ngồi giảng cho những ông Lênin, ông Stalin, ông Mao Trạch Đông, ông Hồ Chí Minh… tư tưởng nhà Phật, Lão, Chúa, Khổng v.v...Khi nào cha của ông cải tạo được họ thì mới cho họ lên đầu thai !
Kính
Dân Nghệ
Ngay trong cương lĩnh sai lầm của Đảng cộng sản do Trần Phú, một người lãnh đạo còn rất trẻ tuổi và non nớt về nhận thức soạn thảo, ghi rất rõ "Trí, phú, địa, hào đào tận gốc trốc tận rễ" cho thấy rất rõ cái sai chết người này. Họ đâu biết rằng, những cái mà họ đã gắng sức "đào" và "trốc" ấy chính là tinh hoa, là cái nền tảng của xã hội, được tích tụ qua hàng ngàn đời, thế mà họ đã đào bật tung lên tất cả, chôn vùi và sỉ nhục tất cả. Xã hội được "lãnh đạo" bằng cả một guồng máy, tạo nên bởi những người có lí lịch "đẹp nhất" : bần nông, cố nông, đã không biết chữ, lại càng không biết "nghĩa". Thử hỏi một xã hội được điều hành bởi những "hạt nhân" thiếu cả chữ, thiếu cả nghĩa như thế liệu có tồn tại được không nếu chưa nói đến từ "phát triển".
Ngày nay, những người cộng sản (mang danh thôi nhé) vẫn tiếp tục sai lầm, với cụm từ "kinh tế thị trường theo định hướng XHCN". Thực ra vấn đề ở đây là gì ? đó là "cho phép" phát triển kinh tế theo các ông thầy tư bản, nhưng phải theo ông chủ Đảng cộng sản. Một cái khoa học (kinh tế thị trường) bị phong tỏa, kiểm soát bởi một cái phi khoa học, duy ý chí (cái định hướng).
Tôi cũng tin, là bản thân những người CS cũng nhận thức được sự vô lý này, nhưng bây giờ khác ngày xưa, nếu như ngày xưa những sự sai lầm này khác có thể được đổ cho một khát vọng hão huyền mang danh "Cộng sản chủ nghĩa", thì ngày nay, tôi dám chắc là không còn mấy ai tin vào cái cụm từ quái thai ấy nữa, nhưng họ cứ bám riết vào nó, trương nó ra để làm bức bình phong, làm bùa hộ mệnh, vì cái gì ? Đó là vì Quyền và Tiền, hai thứ vốn có quan hệ khăng khít và tương hỗ lẫn nhau.
Xã hội có thể vẫn chấp nhận cái thực trạng này, nhiều người vẫn có thể chấp nhận "câm miệng" để tranh thủ kiếm cơm trong những năm này để cho căn bệnh xã hội vẫn âm thầm di căn. Nhưng sẽ có một ngày nào đó, khi con người ta không còn bị ám ảnh bởi cái chữ "thoát nghèo", cùng với phút "phát bệnh" của căn bệnh ung thư ở giai đoạn cuối, khi mà tất cả mọi người đều tỉnh ngộ, thì may ra !
nhà giáo Thái Doãn Ngà và bác sĩ Thái Doãn Quản (ở miền Nam) không ạ !
Xin đa tạ trước.
Tôi nghĩ mọi người Việt thế hệ chúng ta cần ôn lại bài học này, kể cả các đảng viên ĐCSVN. Ôn lại không phải để oán trách hận thù. Ôn lại cũng không phải để tự dày vò vì mặc cảm tội lỗi, nhưng để có một tâm tình sám hối lành mạnh. Ôn lại để từ thế hệ chúng ta trở đi không bao giờ còn vấp phải sai lầm kinh khủng của thời mê muội độc ác đó nữa. Và ôn lại để mở một lối đi mới hướng về tương lai: dứt khoát tìm lại bằng được những di sản tinh thần cao quý của tổ tiên mà đã một thời ta dại dột đánh mất, và từ đó mà vượt qua quá khứ đau buồn để cùng nhau xây dựng cho thế hệ hôm nay và mai sau.
Để cho những khổ đau và xương máu của những người đi trước chúng ta không trở thành vô ích.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét