Hình ảnh.

Hình ảnh.

Hình ảnh.

Hình ảnh.

Hình ảnh.

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

Tiểu sử văn hóa

Thái Doãn Hiểu
Hoàng Liên
Thái Doãn Hiểu Sinh 20-9-1943 (21-8 Quý Mùi) – Ngày mất (chưa có).
Xuất thân  trong một gia đình nhà Nho trí thức thanh bạch tại làng Quán Nội, xã Thịnh Sơn,  Đô Lương, Nghệ An. Ông là con trai thứ 7 của thân phụ là Nhà giáo, Bác sĩ đông y Thái Trung Tiên (1904-1988), nguyên đảng viên Đông Dương Cộng sản đảng 1931, bạn tù với Tôn Quang Phiệt, Hồ Tùng Mậu và thân mẫu là bà Hoàng Thị Tải (1908-1991).
Đã  từng sống và làm việc ở Nghệ An (quê gốc), Hải Phòng (quê Tổ), định cư tại Sài Gòn (quê mới) từ năm 1976.
Nguyên Giảng viên văn học cổ điển Việt Nam, khoa văn Đại học Sài Gòn.
30 năm dạy học - 40 năm cầm bút - 5 năm tham gia chiến tranh trong binh chủng Cuốc Vót (Thanh niên xung phong) - 21 năm tuổi hưu – 0 một ngày tuổi đảng – 9 năm làm chủ doanh nghiệp Công ty TNHH phần mềm 3T.G  (cung cấp hệ điều hành quản lý sản xuất cho các nhà máy trong  và ngoài nước).
Được người đời phong tặng các danh hiệu cao quý :
- Phó Thường Dân Nam Bộ (Bạn bè phong)
- Nhà kinh doanh thơ (Báo Thanh Niên)
- Người ăn cơm nhà vác ngà voi  (người thân, bà con họ hàng tặng)
- Người lưu danh cho thơ ca (Nguyễn Trọng Tạo – Nhà báo & Công Luận)
- Hoài Thanh thời @ (Trần Đình Thu, chủ trang web binhchonthohay.com)
Nghề tin học để nuôi thân. Nghiệp làm sách để nuôi hồn.
Với 4 bút danh, các tác phẩm chính đã in và chưa in :
  1. ÂM VANG CỦA TIỀM THỨC (tự truyện)
  2. THỬ GIẢI MÃ SẤM TRẠNG TÌNH (tập truyện ngắn và truyện cực ngắn)
  3. TÂM CẢM (tập thơ 200 bài)
  4. THẦN THI VƯƠNG BỘT VANG VỌNG CỦA PHƯƠNG ĐÔNG (phát hiện nơi thi hào đời Đường Trung Quốc tử nạn – chân dung văn học).
  5. LƯỠNG QUỐC TRẠNG NGUYÊN MẠC ĐỈNH CHI (chân dung văn học).
  6. TUYỂN TẬP THƠ TÌNH BỐN PHƯƠNG  (biên khảo)  922 trang H. Trẻ in 1994, tái bản 1995.
  7.  TUYỂN TẬP MỘT NGÀN NĂM THƠ TỨ TUYỆT VIỆT NAM (biên kháo, 926 trang, H. Văn hóa & Dân tộc Hà Nội 1997.
  8. THI NHÂN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI (thi thoại) 4.000 trang. 152 gương mặt nhà thơ Việt Nam nửa cuối thế kỷ XX. 2.200 trang tiểu luận phê bình, 1.800 trang tuyển thơ. Khởi thảo tại Sài Gòn 1989, hoàn thành tại Sydney 2006.
  9. NHỮNG KIỆT TÁC THƠ VIỆT NAM (biên khảo) 600 trang.
  10. GIAI THOẠI KẺ SĨ VIỆT NAM (biên khảo) 1.102 trang. H.Văn hóa & Dân tộc , Hà Nội 1996.
  11. GIAI THOẠI NHÀ VĂN VIỆT NAM (biên khảo) 922 trang, H. Khoa học Xã hội, Hà Nội 1996.
  12. GIAI THOẠI NHÀ VĂN THẾ GIỚI (biên khảo). H.Văn hóa & Dân tộc, Hà Nội 1996.
  13. LỜI VÀNG (biên khảo). H. Văn Nghệ Tp Hồ Chí Minh 1991. 2 tập 7.000 danh ngôn. Sẽ tái bản với 20.000 danh ngôn in khổ lớn 1.450 trang. Trong đó có quyển DANH NGÔN TÌNH YÊU H. Nxb TP Hồ Chí Minh tái bản 8 lần.
  14. CẢO THƠM (foklore Việt Nam - phần thơ ca) biên khảo. Đã in phần CA DAO DÂN CA TÌNH YÊU  Nxb Tp Hồ Chí Minh in 1993, tái bản 1994, 1995.
  15. TẠP VĂN (Các bài khảo cứu văn hóa đã đăng trên các báo)
  16. TUYỂN TẬP TRUYỆN CỔ APHANAXIEP (Cùng soạn với Thái Hoàng Cầu) H Văn hóa & Dân tộc, Hà Nội  1993, tái bản 1994.
  17. BÁC HỌC GIỮA ĐỜI THƯỜNG (truyện danh nhân) H. Đồng Nai 1992.
  18. LÀNG CƯỜI  2 tập H. Công an Nhân dân in 7 lần từ năm 1993 đến 2.000. Sẽ tái bản 5 tập khoảng 1.700 trang khổ bỏ túi.
  19. TUYỂN TẬP NGỤ NGÔN THẾ GIỚI  (biên khảo)
  20. NHỮNG VỤ ÁN VĂN HỌC ẦM Ĩ THẾ GIAN.
  21. HÀNH TRÌNH DÒNG HỌ MẠC (biên khảo) chủ biên 2006.
....
Các công trình trên sẽ in thành TOÀN TẬP gồm 16 tập. Đã in được tập thứ 7.